Không những trong quá trình mang
thai, nhạc giúp kích thích sự phát triển não bộ của trẻ mà cả khi ra đời, nhạc
cũng có tác dụng với trẻ sơ sinh. Thêm vào đó, âm nhạc là một phần tuyệt đẹp của
cuộc sống vậy cùng đi tìm hiểu về tác dụng
của nhạc cho trẻ sơ sinh cùng SỨC KHỎE MẸ & BÉ nào!
Âm nhạc là một thứ giải trí, món
ăn tinh thần của hầu hết các cá nhân trong xã hội. Theo nghiên cứu đã từng được
công bố, âm nhạc có khả năng phát triển kỹ năng tư duy, logic, kĩ năng ngôn ngữ
và khả năng vận động. Nhưng các mẹ đang lăn tăn về loại nhạc cho con mình thì
cùng tìm hiểu ngay thôi.
Nhạc cổ điển
Những bản nhạc cổ điển là lựa chọn
hàng đầu của các mẹ do cấu trúc và giai điệu trầm bổng, du dương giúp tâm hồn dịu
nhẹ và vỗ về, an ủi. Với các bé quấy khóc, khó ngủ, nhạc cổ điển là một trong
những phương thức điều trị tinh thần cho bé.
Thêm vào đó, quá trình lắng nghe
nhạc cổ điển còn giúp kích thích não bộ nhờ tạo cảm xúc hạnh phúc, tích cực và
cải thiện tâm trạng.
Nhạc thiếu nhi
Các bản nhạc thiếu nhi với các
giai điệu đơn giản, dễ hiểu và nhịp điệu vô cùng vui tươi. Thêm vào đó, hình ảnh
cùng các cô cậu bé linh hoạt, vui vẻ cùng các con vật dễ bắt mắt và cải thiện
các kỹ năng đáng kể của bé.
Nhạc truyền thống
Các điệu ru, các câu hò hay các
câu ví thường có nhịp điệu nhẹ nhàng, đơn giản và dễ chìm vào giấc ngủ. Các câu
ru xuất phát từ các câu ca dao, tục ngữ và trong quá trình sinh hoạt của người
dân. Đặc biệt, lời ru được vun đắp bằng tình yêu thương của gia đình, quê hương
cùng tình yêu đất nước.
Nhạc không lời
Các bản nhạc nhẹ không lời có tác
dụng lớn trong việc kích thích não bộ và giúp ích cho quá trình tập trung và
minh mẫn. Giai điệu của các bản nhạc không lời dễ dàng đưa trẻ vào giấc ngủ.
Hơn nữa, trẻ khi nghe nhạc không lời đã gián tiếp kích thích nơ-ron thần kinh
phát triển và nuôi dưỡng tâm hồn bé thư giãn và thoải mái.
Tóm lại, âm nhạc có tác dụng tốt
đẹp với cuộc sống tinh thần của loài người, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Các bản nhạc
mang lại tâm hồn nhẹ dịu, thanh tịnh là tiền đề cho bé phát triển não bộ và thể
chất trong tương lai.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét