Trong thai kỳ, những thay đổi sự tuần hoàn của các mạch máu khiến các tĩnh mạch căng ra, cả hai cửa van không khép đụng nhau được, máu bị chảy ngược lại và làm ứ đầy. Dẫn đến đôi chân bị nặng, bàn chân bị sưng phù, bắp chân bị căng cứng. Ngoài ra, còn dẫn đến trạng thái mệt mỏi nặng lúc cuối ngày. Làm cách nào để chân bớt đau nhức, phù nề? Hôm nay sức khỏe mẹ và bé sẽ chia sẻ với các mẹ về vấn đề này nhé!

Đau mỏi khi mang thai

Trong trường hợp nở tĩnh mạch
Nếu có hiện tượng giãn nở tĩnh mạch, bác sĩ sẽ kê toa điều trị phù hợp với giai đoạn mang thai và theo dõi kỹ trọng lượng cơ thể vào thời gian này.
Mẹ bầu không nên nằm ngử và nằm ngủ nghiêng cố định một bên, mà nên đổi tư thế, phải để bào thai không đè lên tĩnh mạch chủ dưới, có nhiệm vụ vận chuyển máu từ phần dưới cơ thể - bụng dưới và các chi dưới – lên tim.

Trong trường hợp không phát hiện thấy nở tĩnh mạch

- Nên thực hiện đi bộ thường xuyên, chính hoạt động của chỗ lõm gan bàn chân và sự co rút của bắp chân sẽ thúc đẩy máu tuần hoàn ngược. Tránh đứng tại chỗ quá lâu và giẫm chân tại chỗ.
- Uống nhiều nước, mỗi ngày uống ít nhất 2 -3 lít nước.
- Trong thực đơn ăn uống, nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin cho bà bầu, dùng nhiều chất xơ (để tránh táo bón), trái cây và các loại ngũ cốc chúng có nhiều vitamin C, E và P nhằm bảo vệ các tĩnh mạch.
- Có thể dùng các loại kem trị dạn da thoa làm mát chân bằng cách massage từ mắt cá chân lên đến đùi giúp có cảm giác được thư giãn và hỗ trợ điều trị chứng chân bị đau nhức.
- Mang các loại tất nhẹ và mỏng sẽ giúp xoa bóp chân giúp mẹ bầu thoải mái hơn. 

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Sức khỏe mẹ và bé © 2013. All Rights Reserved. Powered by https://dacsanninhbinh.net
Top