Tết là dịp trẻ vừa ăn vừa chơi bất kỳ lúc nào trẻ muốn trong thời gian dài. Trẻ có thể ăn thức ăn sẵn chưa kịp hâm lại, để lâu bên ngoài tủ lạnh. Ngày tết, đi chơi nhiều nên trẻ sẽ ăn uống thất thường hoặc ăn những thức ăn ngoài hàng quán, bên đường chính là những nguy cơ dẫn đến việc trẻ bị ngộ độc. Hãy cùng sức khỏe mẹ và bé khắc phục vấn đề này nhé!


Vấn đề an toàn thực phẩm ngày Tết cho trẻ
Phòng chống ngộ động là chúng ta tự giác thực hiện tốt ATVSTP từ khâu chọn lựa, chế biến thực phẩm, bảo quản, đến khi sử dụng thực phẩm.

1. Chọn thực phẩm đã được chế biến an toàn: thức ăn được nấu chín, thực phẩm mới chế biến, trái cây có được gọt vỏ hoặc rửa kỹ trước khi ăn. Thức ăn sẵn mua ở cửa hang phải có điều kiện bảo quản tốt, rõ nguồn gốc xuất xứ, còn hạn sử dụng. Uống nước đã được đun sôi, đồ uống pha chế từ nước sạch và các nguồn nguyên liệu sạch, rõ nguồn gốc, còn hạn sử dụng, uống nước đá sạch, nước đá tinh khiết. Sử dụng nước đóng chai như nước khoáng, nước ngọt phải có nhãn hiệu uy tín, còn hạn sử dụng.

2. Chế biến tại nhà: đối với những thức ăn tươi sống như: trứng, thịt đã được kiểm dịch. Mua ở các hàng quen thuộc, đáng tin cậy, hoặc có hệ thống bảo quản an toàn. Khi mua về nếu chưa sử dụng ngay phải cho vào tủ lạnh bảo quản càng sớm càng tốt. Rau củ quả cũng phải mua ở nơi tin cậy, an toàn và rửa bằng nước sạch đảm bảo VSATTP.

3. Phải rửa tay sạch khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Rửa tay trước và sau khi ăn , sau khi đi vệ sinh
4. Giữ nhà bếp vệ sinh sạch sẽ, tránh gián, chuột, ruồi muỗi. Rửa sạch dụng cụ nhà bếp, kệ bát, giặt sạch khăn lau tay, lau bếp.Vật dụng chứa đựng thức ăn phải được vệ sinh sạch sẽ.

5. Khi dọn thức ăn vừa nấu xong phải ăn ngay, thức ăn chưa ăn hoặc thừa phải cất ngay vào tủ lạnh nhưng không được để quá 2 giờ. Hạn chế sử dụng những thức ăn chứa chất độc tự nhiên như cóc, cá nóc, nấm hái...

Cách khắc phục ngộ độc ở trẻ


Khắc phục khi trẻ bị ngộ độc
Khi trẻ bị ngộ độc có các hiện tượng: tiêu chảy, cho bé uống bù nước, dung dịch Oresol, nước trái cây pha loãng, men vi sinh cho bé , nước cháo muối. Cho bé ăn uống bình thường theo nhu cầu của trẻ, uống chậm từng muỗng nhỏ không ép trẻ ăn hay uống quá nhiều. Phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi trẻ có các triệu chứng tiêu chảy kèm sốt cao, bé lừ đừ, toát mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, nôn ói nhiều, không tiểu hay tiểu rất ít, tiêu chảy rất nhiều lần (5-6 lần/giờ), phân toàn nước, nước phân đục.Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sỹ.


>>> Nên làm gì khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn mọc răng
>>> Phương pháp thai giáo hiệu quả và khoa học




0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Sức khỏe mẹ và bé © 2013. All Rights Reserved. Powered by https://dacsanninhbinh.net
Top